Về lễ hội đền Tranh nghe giai thoại chuyện tình đẫm nước mắt
Xuân Ất Tỵ 2025 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với người dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Sau trận lũ quét kinh hoàng vào tháng 9.2024, họ đã được chuyển đến khu tái định cư mới trên đồi Sim rộng 10 hecta, với 40 ngôi nhà sàn, một nhà sinh hoạt cộng đồng và một điểm trường. Đến nay, 33 hộ dân đã ổn định cuộc sống tại đây, đón tết trên mảnh đất mới.Dù nỗi đau mất mát vẫn còn hiện hữu, nhưng không khí tết đã bắt đầu lan tỏa. Chị Hoàng Thị Bóng (người mất chồng trong trận lũ quét sau bão Yagi) đã cùng con trai trồng những luống hoa từ khi chuyển về nhà mới, và nay hoa đã bắt đầu nở, cũng như gia đình chị, bắt đầu một cuộc sống mới sau đau thương."Tất cả mọi miền tổ quốc cùng hướng về đây ủng hộ Làng Nủ thì bây giờ được có căn nhà khang trang và được có chỗ ăn chỗ ở đi lại thì bây giờ chị yên tâm và ổn định. Nhưng mà cái nỗi buồn của chị thì cái mất mát nó ập đến thì quá quá nhanh. Chị cũng cố gắng dần dần để lại phát triển kinh tế về ổn định cuộc sống để làm ăn", chị Bóng chia sẻ. Cũng như chị Bóng, nhiều người ở Làng Nủ cũng khó có thể tận hưởng niềm vui trọn vẹn. Anh Nguyễn Văn Thinh, người mất 14 người thân trong cơn lũ, trong đó có cha mẹ, vợ, hai con và hai em trai, vẫn đang cố gắng vượt qua nỗi đau. Trong ngày chuyển vào nhà mới, anh được họ hàng và bà con động viên, mong anh sớm ổn định cuộc sống. Tết này, những người còn lại trong gia đình tập trung ở căn nhà mới của anh Thinh để làm cơm cúng cho người đã khuất."Rất cảm ơn sự quan tâm của chính quyền địa phương, nhà nước đã quan tâm, hỗ trợ để làm được cái nhà ở. Mong những người còn sống vực lại tinh thần, cùng vui trong ngôi nhà mới mà Nhà nước hỗ trợ", ông Hoàng Văn Tiến - cha vợ anh Thinh, tâm sự. Đối với trẻ em Làng Nủ, tết năm nay mang đến hy vọng mới. Tại điểm trường mầm non trong khu tái định cư, các cô giáo đã tổ chức nhiều hoạt động chào xuân như kéo co, nhảy bao bố, biểu diễn văn nghệ và trải nghiệm giã bánh dày – một phong tục truyền thống của người Tày. Những hoạt động này không chỉ giúp các em nhỏ mà cả phụ huynh cảm nhận được không khí tết ấm áp và gắn kết.Chỉ vài tháng trước, thôn Làng Nủ gần như bị xóa sổ hoàn toàn sau trận lũ quét lịch sử, khiến 158 người dân mất nhà cửa và 56 người tử nạn. Giờ đây, tại khu tái định cư mới, cuộc sống đang dần hồi sinh. Dẫu nỗi đau vẫn còn đó, người dân Làng Nủ khác hiểu rằng, họ cần phải bước tiếp, vì những người đã khuất và vì chính tương lai của mình. Tiếng cười của trẻ thơ Làng Nủ không chỉ báo hiệu một mùa xuân mới mà còn là biểu tượng cho niềm hy vọng, cho một tương lai tươi sáng hơn trên vùng đất đã từng chìm trong đau thương.Tiêu thụ điện tăng mạnh, đang tiến tới mốc kỷ lục 1 tỉ kWh/ngày
Mercedes-Benz EQS 450+ có giá 4,839 tỉ đồng tại Việt Nam
Những tấm lòng vàng 2.5.2022
Phút 90+6, HLV Phùng Thanh Phương tung vào sân trung vệ trẻ Nguyen Zan Hoyt Le Cao (tên viết tắt Zan Nguyễn) để thế chỗ Nguyễn Thái Quốc Cường.Zan Nguyễn vào sân ở những thời điểm cuối trận căng thẳng, nóng bỏng nhất, khi CLB Đà Nẵng bị dẫn 0-1 không còn gì để mất đang toàn lực tấn công để san bằng cách biệt mong manh 1 bàn thắng, bằng những đường rót bóng bổng vào khu vực cấm địa của CLB TP.HCM.Có thể xem việc HLV Phùng Thanh Phương tung Zan Nguyễn vào sân là một công đôi việc, vừa ngắt khí thế tấn công của CLB Đà Nẵng, tranh thủ thêm khoảng 1 phút thay người quý giá, lại giúp hàng thủ CLB TP.HCM chống bóng bổng hiệu quả hơn.Zan Nguyễn sinh năm 2006, chỉ mới 19 tuổi, có bố mẹ đều là người Việt. Anh sinh ra lớn lên ở TP.Boston (Mỹ), học bóng đá ở môi trường bóng đá học đường của Mỹ và chủ động liên hệ đầu quân cho CLB TP.HCM để thử sức mình ở quê hương bố mẹ.Zan Nguyễn được HLV Phùng Thanh Phương đánh giá có tiềm năng, sở hữu chiều cao và độ dày lý tưởng, có ý thức tập luyện và sinh hoạt chuyên nghiệp nhưng vẫn còn khá "non", phải trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm.Được biết, đội bóng có biệt danh "Chiến hạm đỏ" đang cố gắng đẩy nhanh hoàn tất hồ sơ, tiến hành các bước thủ tục để sớm nhập tịch cho chàng trai 19 tuổi mang 100% dòng máu thuần Việt.Với quãng thời gian gần 10 tháng phía trước, khả năng Zan Nguyễn có hộ chiếu Việt Nam là rất cao.Nếu tiếp tục giữ tinh thần chuyên cần học hỏi, được HLV Phùng Thanh Phương từng bước "thử lửa" và có số phút thi đấu tại V-League một cách hợp lý, chàng trai cao 1,90 m này biết đâu sẽ được ban huấn luyện đội tuyển U.22 Việt Nam để mắt đến.
Ở Hà Nội, có một thời hễ thấy trong nhà treo bộ tranh Hàng Trống là biết tết sắp đến. Nói về tranh dân gian Hàng Trống, có hai dòng gồm tranh thờ và tranh tết. Chỉ cần một bức vẽ treo trước bàn thờ gia tiên gọi là tranh Hương Chủ với nội dung đầy đủ mâm ngũ quả, ban thờ, cửa võng, bài vị… là đủ thấy tết đang về. Nhà khá giả hơn treo thêm hai bức chim công và cá chép (Lý ngư vọng nguyệt), gửi gắm qua đó khát vọng, ước mong về một cuộc sống an yên, sum vầy, sung túc, thịnh đạt. Bộ ba tranh này được định danh rõ là tranh tết, tranh dùng chơi tết - một thú vui, tập quán thú vị của người Hà Nội xưa.Tết về, cũng là lúc các mẹ, các bà, các chị tất bật với cỗ tết tất niên. Người xưa quan niệm dẫu cả năm khốn khó, vất vả nhưng khi tết về, mâm cỗ phải đủ đầy, sung túc. Cụ bà Nguyễn Thị Lâm, một tiểu thư Hà Nội của ngày xưa rồi về làm dâu Bát Tràng, vẫn nhớ như in những ngày cận tết: "Me tôi kỹ lắm, gần đến 30 tết là chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu để làm mâm cỗ gồm bốn bát nấu và sáu đĩa, món nào cũng cầu kỳ. Lấy ví dụ nấu bát canh bóng phải có đủ 12 nguyên liệu, bóng phải chế biến sao cho mềm mà lại giòn. Nước canh phải lấy từ nước mưa đã lắng hằng năm, đem luộc gà và chỉ dùng nước luộc lần hai của gà, làm thế nước mới trong để thấy rõ cái đẹp của 12 nguyên liệu. Để ngọt nước, me tôi dùng tôm Thanh Hóa vì tôm khô ở đây vẫn để râu, sẽ làm nước ngọt hơn. Mâm cỗ tết, chuẩn bị sẵn sàng cho đủ nguyên liệu là mất một ngày, nấu thêm một ngày là bày tất niên mời các cụ về hưởng, thắp hương xong thì con cháu quây quần và thưởng thức cùng nhau".Hình ảnh những chiếc xe đạp ngày cuối năm chở những bó mùi già để bán cho mọi người về nấu nước tắm trước ngày 30 tết thực sự quen thuộc. Dưới cái lạnh se của đất trời, nồi mùi già đặt bên bếp lửa tỏa ngát vào không gian, thơm dịu, khiến đầu óc thư thái, nhẹ nhàng. Các cụ ngày xưa thật có lý khi vào cuối năm lại nấu lá mùi già làm nước tắm, bởi vận dụng dược tính của mùi già chữa cảm mạo, giải tỏa căng thẳng, cộng thêm quan niệm gột rửa điềm gở năm cũ, chuẩn bị tinh thần, cơ thể tươi vui đón một năm mới an lành. Hương mùi già ngát bay trong chiều cuối năm mãi là một ký ức đẹp.Màu tết, cũng có nhiều gợi nhớ khi thấy trên ban thờ sắc vàng của cam canh - bưởi diễn, ấy là lúc tết về. Bưởi được chọn từng quả căng mọng, sáng da, và để giữ cho sắc thắm tươi lâu, hương tỏa dịu, bưởi được đem lau qua cùng rượu trắng. Việc này chắc chắn từng quen thuộc với bao người. Nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung, một người nặng lòng cùng tình yêu Hà Nội qua phong vị ẩm thực, chia sẻ hồi ức: "Mùi tết, nhiều kỷ niệm đẹp lắm. Ngày xưa cỗ tết, chỉ mùi gà luộc thôi đã thấy ngây ngất rồi, gà ngày xưa các cụ nuôi dành cho tết, được chăm chút kỹ. Mùi của bưởi diễn, mùi của hoa lan, mùi hương bài, cùng những cầu kỳ, tinh tế trong cách chơi hoa như thủy tiên. Hoa nở chậm thì tưới nước ấm, hoa nở vội phải bôi lòng trắng trứng gà để kềm lại cho đúng giao thừa… Tết về, nó làm tôi ốm vì phải làm việc liên tục, từ rửa lá dong, đến vo gạo, đãi đỗ, làm cơm… nhưng luôn khiến tâm hồn tôi xao xuyến, bâng khuâng giữa thời khắc cũ - mới để nhìn lại mình".Kỷ niệm, hồi ức, hương vị, lối trang trí, hiện vật, không gian…, những người hoài cổ, là kiến trúc sư, nhà báo, nhà sưu tầm, chuyên gia ẩm thực… đã hợp nhau lại, cùng tái hiện một không gian tết xưa tại Không gian sáng tạo 282 Factory (Long Biên, Hà Nội), đem về những kỷ niệm tết mà nhiều người từng trải qua trong đời.Một cuộc chơi với tết khơi miền hoài niệm, để lại một kỷ niệm đẹp, họa sĩ Vũ Hòa trở về từ Pháp, nói lên cảm nhận: "Hiếm có những dịp mọi người tạo ra không khí tết bằng bài trí hiện vật cổ theo nguyên bản và các hoạt động mang lại ký ức Hà Nội xưa, có thành thị, nông thôn, có mâm cỗ, tranh thờ, rồi ra cả sinh hoạt phố chợ với hàng hoa, hát xẩm, tò he, thư pháp… Tôi là người Hà Nội, và lâu lắm rồi mới có lại cảm xúc tết gần gũi, thân quen đến thế".
Định giá đất bỏ quên nhiều chi phí hợp lý
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm. Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh.Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.